Ung thư vú là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh. Nội dung chia sẻ tổng quan về bệnh ung thư vú, nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết, các giai đoạn ung thư vú, điều trị và phòng ngừa. Sau đây, hãy cùng Nhà Thuốc Online OVN tìm hiểu về bệnh nguy này với bài viết này nhé.
1/ Bệnh ung thư vú là bệnh gì?
Bệnh ung thư vú là dạng u vú ác tính; một căn bệnh trong đó các tế bào trong vú phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các khối u ác tính này có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn tiến triển hoặc di căn chúng có di căn vào xương và các bộ phận khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân.
2/ Các loại ung thư vú
Ung thư vú là một loại u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Tỉ lệ ung thư vú ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Có 2 loại ung thư vú: ung thư xâm nhập và chưa xâm nhập
- Ung thư vú chưa xâm nhập: Các tế bào ung thư vẫn còn ở một vị trí cụ thể của vú, mà không phân tán vào xung quanh mô, tiểu thùy hoặc ống dẫn.
- Ung thư vú xâm nhập: Các tế bào ung thư vượt qua rào cản mô vú bình thường và lan ra các phần khác của cơ thể thông qua các mạch máu và các hạch bạch huyết.
3/ Nguyên nhân khiến bạn mắc ung thư vú
3.1/ Tuổi tác – nguyên nhân dẫn đến ung thư vú
Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi tác; hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ung thư vú được xác nhận là sau 50 tuổi.
3.2/ Di truyền
Nếu gia định bạn có người đã mắc bệnh ung thư vú thì tỉ lệ khả năng bạn cũng sẽ mắc bệnh vô cùng lớn đặc biệt là phụ nữ.
Ung thư vú do đột biến gen chiếm khoảng 5 – 7%. Trong đó, đột biến gen BRCA1/2 di truyền có thể xảy ra cả ở nữ giới và nam giới. Loại đột biến gen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Đây là yếu tố di truyền và chúng ta không thể thay đổi nó. Bên cạnh đó, một số đột biến gen khác cũng có thể là Nguyên nhân gây ung thư vú.
3.3/ Thể trạng cơ thể
Người có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi hay mãn kinh trễ sau 55 tuổi khiến phụ nữ tiếp xúc với hormone lâu hơn, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Người có mô vú dày đặt nhiều mô liên kết mô mỡ hơn cũng được cho là có nguy cơ gây ung thư vú cao hơn.
3.4/ Sử dụng thuốc, xạ trị
Trước đây bạn đã từng điều trị bằng phương pháp xạ trị trực tiếp tại vùng ngực (ví dụ, điều trị ung thư hạch Hodgkin) sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú sau này.
Sử dụng nhiều và thường xuyên thuốc nội tiết tố. Một số hình thức liệu pháp thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi dùng hơn 5 năm.
Một số loại thuốc tránh thai (thuốc tránh thai) cũng được phát hiện là có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3.5/ Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
Các chất kích thích hay đồ uống có cồn luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư trong đó có cả ung thư vú. Có thể kế đến như: rượu, bia, thuốc lá.
3.6/ Nguy cơ về cân nặng, béo phì
Một nghiên cứu của Đại học Portsmouth cho thấy phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc một số dạng ung thư vú cao hơn khoảng 2,5 lần so với những người có cân nặng khỏe mạnh. Béo phì có liên quan đến nồng độ estrogen tăng cao, có thể kích hoạt sự phát triển của ung thư vú. Nguy cơ tăng lên khi BMI tăng trên 30, đặc biệt là sau khi mãn kinh.
3.7/ Lối sống không lành mạnh, thức khuya
Một lối sống không lành mạnh, ít vận động và thức khuya tường xuyên là nguyên nhân hình thành bệnh ung thư vú và nhiều bệnh phụ khoa khác.
Việc thức khuya sẽ làm ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin – Một loại hoocmon được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, sản sinh khi ngủ trong bóng tối thường là 11h đêm – 4h sáng.
Hoocmon melatonin có chức năng điều khiển chu kỳ giấc ngủ đồng thời giúp ngăn chặn hình thành các khối u. Khi hàm lượng melatonin thấp sẽ tạo cơ hội cho khối u phát triển. Việc thức khuya sẽ là mầm mống cho sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
4/ Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh ta có nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Người có tiền sử gia đình đã mắc bệnh ung thư vú.
- Người có tiền sử đã mắc các bênh như u nang, u xơ tuyến vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Phụ nữ gặp vấn đề sinh sản như vô sinh, hiến muốn.
- Người thường xuyên với hóa chất độc hại, tia bức xạ.
5/ Dấu hiệu của ung thư vú
Một số triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ đã mắc bệnh ung thư vú:
Đau vùng vú: cảm giác đau của người bệnh có thể là đau dấm dứt không thường xuyên, thi thoảng đau nhói theo kiểu kim châm.
Chảy dịch đầu vú: một số bệnh nhân có biểu hiện chảy dịch đầu núm vú, có thể chảy dịch lẫn máu.
Người bệnh cũng có thể tự sờ thấy khôi u vùng vú hoặc hạch vùng hố nách.
Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thế thấy các triệu chứng do khối u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi thối.
Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng của bệnh giai đoạn muộn, đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như: di căn xương gây đau xương, di căn não gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,…
Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, đôi khi biểu hiện sốt.
6/ Các giai đoạn của bệnh ung thư vú
Bệnh ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn, các phân chia các giai đoạn được dựa trên số lượng tế bào ung thư và kích thước khối u, mức độ lan rộng và di căn (chẩn đoán theo giai đoạn bệnh TNM, viết tắt của Tumour (T) – Nodes (N) – Metastasis (M).
Các yếu tố phân loại giai đoạn ung thư vú:
- Ung thư đã xâm lấn vào các mô khác của vú hay ung thư tại chỗ (chưa xâm lấn).
- Kích thước của khối ung thư.
- Ung thư có trong hạch bạch huyết không. Vị trí và số lượng các hạch di căn.
- Ung thư đã di căn tới vú hay chưa. các cơ quan khác ngoài
5 giai đoạn của bệnh ung thư được đánh số La Mã là: Giai đoạn 0, I, II, III, IV. Trong đó, giai đoạn I, II, III được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn.
7/ Đặc điểm tiến triển của từng giai đoạn ung thư vú
Các giai đoạn 0: tiền ung thư
Ở giai đoạn này bệnh ung thư được chẩn đoán sớm và điều trị tỉ lệ khỏi bệnh rất cáo. Các tế bào ung thư bắt đầu ở vú ống dẫn hoặc các tuyến sữa. Ở giai đoạn 0, bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ, không nhất thiết phải hóa trị.
Giai đoạn 1: Xâm lấn
Giai đoạn 1 hay ung thư vú xâm lấn, lúc này các tế bào đã phá vỡ tự do để tấn công các mô khỏe mạnh. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Giai đoạn 1A: tế bào ung thư đã lan vào các mô mỡ ở vú. Bản thân khối u không lớn khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm tương đương hạt đậu phộng có vỏ, hoặc có thể không có khối u.
- Giai đoạn 1B: tế bào ung thư phân chia thành một số tế bào ung thư khác, nhưng chỉ là một lượng nhỏ, đã được tìm thấy trong một vài hạch bạch huyết.
Giai đoạn 2: Ung thư đã phát triển
Giai đoạn 2 này có 2 trường hợp là:
- Giai đoạn 2A: Khối u vú có kích thước từ 2 – 5cm. Đồng thời phát hiện từ 1 đến 3 hạch bạch huyết di căn ở vùng nách hoặc vùng vú trong. Chưa phát hiện di căn xa.
- Giai đoạn 2B: Khối u vú có kích thước trên 5cm. Và đồng thời không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết. Chưa phát hiện di căn xa.
Việc chuẩn đoán giai đoạn 2 chủ yếu siêu âm. Phương pháp cắt bỏ vẫn được các bác sĩ sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân được khuyến cáo tiến hành thêm xạ trị, đặc biệt là ở trường hợp tế bào ung thư vú lớn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau âm ỉ ở vùng ngực, cơn đau có thể đi kèm với tình trạng nóng rát.
- Vùng da ở ngực có sự thay đổi màu sắc sang đỏ hoặc tím.
- Ngực có dấu hiệu sưng bất thường, hạch ở nách sưng lớn.
- Có cảm giác ngứa ngay ở vùng ngực.
- Thường xuyên bị đau lưng, vai hoặc gáy.
Giai đoạn 3: Lan rộng
Khối u vú có kích thước trên 5cm. Đồng thời phát hiện từ 1 đến 3 hạch bạch huyết di căn ở vùng nách hoặc vùng vú trong. Chưa phát hiện di căn xa.
- Giai đoạn 3A: người bệnh tự sờ thấy khối u to. Hạch di căn rõ ràng, có khi thành chuỗi hoặc thành đám nhiều hạch ở vùng nách và vùng vú trong.
- Giai đoạn 3B: Khối u có kích thước bất kỳ nhưng đã xâm lấn thành ngực và da gây viêm loét. Đồng thời phát hiện tối đa 9 hạch bạch huyết di căn ở vùng nách hoặc vùng vú trong. Chưa phát hiện di căn xa.
- Giai đoạn 3C: có nghĩa là ung thư đã được tìm thấy trong 10 hạch bạch huyết trở lên, hoặc đã lan rộng trên hoặc dưới xương đòn của bạn. Nó cũng là IIIC nếu ít hạch bạch huyết bên ngoài vú bị ảnh hưởng nhưng những hạch bạch huyết bên trong lại phì đại hoặc ung thư.
Ở giai đoạn này, khối u đã phát triển quá mức, để tránh trường hợp di căn các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ vú hoặc cắt bỏ khối u kết hợp xạ trị.
Để quá trình diễn ra thuận lợi hơn bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng hormone hoặc hóa trị trước để thu nhỏ kích cỡ khối u và loại bỏ hạch bạch huyết, sau đó mới cắt bỏ và xạ trị.
Giai đoạn IV: Di căn
Ở giai đoạn này các rế bào ung thư vú đã lan ra xa vú và các hạch bạch huyết ngay xung quanh nó. Các vị trí phổ biến nhất là xương, phổi , gan và não. Giai đoạn di căn là giai đoạn cuối cùng của ung thư vú, tỉ lệ điều trị và chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này rất thấp.
8/ Các phương pháp chẩn đoán
Khi chẩn đoán bạn có mắc bệnh ung thư vú hay không các bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm tổng quan:
- Khám lâm sàng các triệu chứng của bệnh.
- Xét nghiệm tế bào học đánh giá hình thái tế bào tuyến vú.
- Chụp X-quang tuyến vú phát hiện hình ảnh nghi ngờ tổn thương ác tính của vú.
Sau khi có kết quả chẩn đoán bạn bạn có thể mắc ung thư vú các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mô bệnh học, bao gồm chọc hút kim nhỏ tuyến vú và sinh thiết kim tuyến vú.
- Chọc hút kim nhỏ tuyến vú: Đây là xét nghiệm để đánh giá hình thái tế bào tuyến vú.
- Sinh thiết kim tuyến vú: Còn gọi là sinh thiết lõi, là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.
8.1/ Tự khám vú
Nên tự khám sau khi sạch kinh 3-7 ngày. Khi khám đứng hoặc ngồi trước gương
- Quan sát sự thay đổi về kích thước, hình dạng vú bằng cách so sánh 2 vú, thay đổi bề mặt da và hình dạng núm vú.
- Sờ vú xem có u cục bất thường. Nếu có bất thường hoặc nghi ngờ hoặc không tự khám được cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Với phụ nữ trên 40 tuổi mỗi năm nên đi khám vú ít nhất 1 lần
9/ Các cách điều trị ung thư vú
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú tùy vào giai đoạn bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh. Tóm gọn các cách điều trị ung thư vú hiện nay:
Phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ khối u toàn bộ hoặc một phần, và có thể loại bỏ hạch nách khi cần.
Phương pháp hóa trị là đưa thuốc vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường sử dụng qua đường tĩnh mạch và theo chu kỳ.
Phương pháp xạ trị là chiếu tia bức xạ vào vùng bệnh nhằm mục tiêu phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật hoặc sau hóa trị.
Phương pháp liệu pháp nội tiết có thể được sử dụng sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn. Liệu pháp kháng HER2 là điều trị quan trọng dành cho trường hợp UTV có HER2 dương tính. Thuốc ức chế tác động của các thụ thể HER2 – được biết là có liên quan quá trình tăng sinh tế bào ung thư.
10/ Phòng ngừa ung thư vú như thế nào?
Bên trên chính là các nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ bạn mắc bệnh ung thư vú. Khi biết được đâu là nguyên nhân thì chúng ta sẽ dễ dàng suy ra được nên làm gì phòng tránh chúng, một số phương pháp phòng ngừa ung thư vú như sau:
- Không hút thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với đồ uống có cồn: rượu, bia.
- Giữ một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động thể thao như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp,…
- Không nên thức khuya hay thức khuya thường xuyên, nên ngủ trước 11h và đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng.
- Giữ cân nặng trong giới hạn bình thường so với chiều cao của bạn; duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở xuống.
- Tránh dùng liệu pháp hormone mãn kinh: Nếu bạn cần dùng hormone, hãy hạn chế sử dụng dưới 5 năm để phòng tránh ung thư vú.
- Chế đố ăn uống lành mạnh luôn đóng vai trò trong quá trình quan trong phòng ngừa và hồi phục sau khi điều trị. Các nguyên tắc bao gồm: Duy trì lượng thịt đỏ không quá 113.4gam (cỡ một bộ bài) mỗi ngày; tránh các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích và thịt xông khói; ăn nhiều loại rau và trái cây không chứa tinh bột mỗi ngày.
11/ Ung thư vú di căn là gì?
Ung thư vú di căn (giai đoạn IV) là giai đoạn khối u đã di căn sang một bộ phận khác của cơ thể thông qua mạch máu hoặc hệ bạch huyết. Các cơ qua thường được phát hiện là gan, não, xương hoặc phổi.
12/ Những cơ quan nào có thể bị di căn bởi ung thư vú?
Những cơ quan được cho là khối u vú sẽ di căn đến: Phổi, não, gan và xương. Chi tiết về ung thư vú di căn đến từng bộ phận của cơ thể như sau.
12.1/ Ung thư vú di căn tới xương
Ung thư vú có thể di căn đến bất kỳ vị trí xương trên cơ thể, như: cột sống, cánh tay và chân. Triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất của ung thư vú đã di căn đến xương:
- Cơn đau đột ngộ.
- Đôi khi xương có thể yếu và gãy, nhưng điều trị sớm có thể ngăn ngừa được vấn đề này.
Nếu nó liên quan đến cột sống thì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:
- Không tự chủ khi đại tiện, tiểu tiên.
- Bị tê hoặc yếu ở một số bộ phận của cơ thể như tay hoặc chân. Do việc chèn ép dây thần kinh.
12.2/ Ung thư vú di căn vào phổi
Ung thư vú có thể di căn đến phổi hoặc đến khoảng trống giữa phổi và thành ngực, làm cho chất lỏng tích tụ xung quanh phổi, hay còn gọi là tràn dịch màng phổi.
Cách triệu chứng có sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng phụ thuốc vào vị trí khối u di căn đến như: vào một hay hai lá phổi bị di căn, và vị trí của khối di căn trong phổi. Các triệu chứng được phát hiện gồm:
- Khó thở;
- Thở khò khè;
- Ho dai dẳng;
- Ho máu;
- Đau hoặc căng tức ngực dai dẳng;
- Mất vị giác và sụt cân;
- Cảm thấy mệt mỏi liên tục.
Một số người có thể bị tràn dịch giữa thành ngực và phổi (còn gọi là tràn dịch màng phổi), có thể gây ra các triệu chứng như là khó thở hoặc ho.
12.3/ Ung thư vú di căn não
Ung thư vú di căn đến nào sẽ gây ra những cơn đau đầu làm mất thăng bằng và dễ bị té ngã. Bạn có thể bị tê hoặc yếu ở một bộ phận của cơ thể. Một số triệu chứng di căn não, bao gồm:
- Đau đầu;
- Thay đổi các giác quan được điều khiển bởi não như nói chậm, nhìn mờ, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc bất cứ điều gì khác có vẻ bất thường;
- Giảm trí nhớ;
- Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách;
- Co giật.
Đột quỵ não, trong đó cung cấp máu cho não bị cắt đứt; Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Suy yếu hoặc tê đột ngột ở một bên cơ thể.
- Đau đầu, khó nói.
- Thay đổi thị lực.
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
12.4/ Ung thư vú di căn tới gan
Nếu ung thư vú di căn đến gan sẽ dẫn đến những cơn đau bụng không dứt luôn cảm thấy đầy hơi hoặc đầy bụng. Bạn cũng có thể mất cảm giác ngon miệng và bị sụt cân. Bạn có thể nhận thấy rằng da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, được gọi là vàng da. Điều này do gan không hoạt động tốt.
Các triệu chứng hay xảy ra là:
- Đau;
- Buồn nôn;
- Ăn không ngon miệng và sụt cân;
- Nấc cụt;
- Cổ trướng (tích tụ dịch thừa ở bụng);
- Mệt mỏi dai dẳng và mệt lả;
- Ngứa;
- Vàng da.
Nhiều khi khối di căn gan được phát hiện trước khi có bất kỳ triệu chứng nào.
13/ Câu hỏi liên quan
13.1/ Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào?
Bệnh ung thư vú thường xảy ra ở độ tuổi trên 55. Nhưng tại Việt Nam bệnh nhân ngày càng trẻ hơn so với các quốc gia khác trên thế giới tới 10 năm, tức là có nhiều phụ nữ dưới 40 tuổi đã mắc bệnh này.
Bên trên là các nguyên nhân ung thư vú đã được xác nhận. Hiểu và nắm được các nguyên nhân của bệnh bạn sẽ có những phương pháp phòng tránh hiệu quả.
13.2/ Ung thư vú có chữa được không?
Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhất là khi phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn đầu (giai đoạn tiền ung thư và giai đoạn 1). Tỉ lệ chữa khỏi bệnh đạt đến 80%, bệnh nhân vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh đến hàng chục năm. Ngoài ra, ung thư vú có chữa được không còn còn phụ thuộc vào thể bệnh.
Bên trên là thông tin về các giai đoạn ung thư vú. Khi bệnh được phát hiện sớm khả năng điều trị và hồi phụ sẽ được tăng lên so với các giai đoạn cuối, tiến triển hay di căn.
13.3/ Ung thư vú di căn sống được bao lâu?
Ung thư vú di căn là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm đặc biệt nếu khối u di căn đến xương, điều trị vẫn có thể kiểm soát được bệnh song không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Rất khó trả lời chính xác ung thư vú di căn sống được bao lâu? câu trả lời tùy thuộc vào việc khối u di căn đến cơ quan nào và khả năng đáp ứng điều trị bệnh.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2018, kết quả khảo sát trên 907 bệnh nhân ung thư vú di căn xương cho thấy: thời gian sống trung bình sau khi phát hiện và điều trị bệnh là 8,3 năm. Trong đó 41% bệnh nhân sống được trên 10 năm, 73% bệnh nhân sống được trên 5 năm. Ung thư vú di căn càng nhiều bộ phận và càng lan rộng thì tiên lượng sống càng thấp.
Trên đây là các kiến thức tổng quan về bệnh ung thư vú một căn bệnh nguy hiểm và dễ mắc phải đặc biệt đối với nữ giới.
Tham vấn y khoa Bác sĩ Trần Ngọc Anh
Nhóm biên tập Nhà Thuốc Online OVN
Tài liệu tham khảo
- Nguồn https://www.mayoclinic.org/
- Nguồn https://en.wikipedia.org/
Thuốc ngăn ngừa ung thư vú được FDA chấp thuận
- Thuốc Evista (Raloxifene Hydrochloride)
- Thuốc Raloxifene Hydrochloride
- Thuốc Soltamox (Tamoxifen Citrate)
- Thuốc Tamoxifen Citrate
Thuốc điều trị ung thư vú được FDA chấp thuận
Tổng hợp danh sách 82 loại thuốc điều trị ung thư vú được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận hỗ trợ cho bạn đọc thông tin hữu ích bên dưới gồm:
- Thuốc Abemaciclib
- Thuốc Abraxane (Paclitaxel Albumin-stabilized Nanoparticle Formulation)
- Thuốc Ado-Trastuzumab Emtansine
- Thuốc Afinitor (Everolimus)
- Thuốc Afinitor Disperz (Everolimus)
- Thuốc Alpelisib
- Thuốc Anastrozole
- Thuốc Aredia (Pamidronate Disodium)
- Thuốc Arimidex (Anastrozole)
- Thuốc Aromasin (Exemestane)
- Thuốc Capecitabine
- Thuốc Cyclophosphamide
- Thuốc Docetaxel
- Thuốc Doxorubicin Hydrochloride
- Thuốc Ellence (Epirubicin Hydrochloride)
- Thuốc Enhertu (Fam-Trastuzumab Deruxtecan-nxki)
- Thuốc Epirubicin Hydrochloride
- Thuốc Eribulin Mesylate
- Thuốc Everolimus
- Thuốc Exemestane
- Thuốc 5-FU (Fluorouracil Injection)
- Thuốc Fam-Trastuzumab Deruxtecan-nxki
- Thuốc Fareston (Toremifene)
- Thuốc Faslodex (Fulvestrant)
- Thuốc Femara (Letrozole)
- Thuốc Fluorouracil Injection
- Thuốc Fulvestrant
- Thuốc Gemcitabine Hydrochloride
- Thuốc Gemzar (Gemcitabine Hydrochloride)
- Thuốc Goserelin Acetate
- Thuốc Halaven (Eribulin Mesylate)
- Thuốc Herceptin Hylecta (Trastuzumab and Hyaluronidase-oysk)
- Thuốc Herceptin (Trastuzumab)
- Thuốc Ibrance (Palbociclib)
- Thuốc Infugem (Gemcitabine Hydrochloride)
- Thuốc Ixabepilone
- Thuốc Ixempra (Ixabepilone)
- Thuốc Kadcyla (Ado-Trastuzumab Emtansine)
- Thuốc Keytruda (Pembrolizumab)
- Thuốc Kisqali (Ribociclib)
- Thuốc Lapatinib Ditosylate
- Thuốc Letrozole
- Thuốc Lynparza (Olaparib)
- Thuốc Margenza (Margetuximab-cmkb)
- Thuốc Margetuximab-cmkb
- Thuốc Megestrol Acetate
- Thuốc Methotrexate Sodium
- Thuốc Neratinib Maleate
- Thuốc Nerlynx (Neratinib Maleate)
- Thuốc Olaparib
- Thuốc Paclitaxel
- Thuốc Paclitaxel Albumin-stabilized Nanoparticle Formulation
- Thuốc Palbociclib
- Thuốc Pamidronate Disodium
- Thuốc Pembrolizumab
- Thuốc Perjeta (Pertuzumab)
- Thuốc Pertuzumab
- Thuốc Pertuzumab, Trastuzumab, and Hyaluronidase-zzxf
- Thuốc Phesgo (Pertuzumab, Trastuzumab, and Hyaluronidase-zzxf)
- Thuốc Piqray (Alpelisib)
- Thuốc Ribociclib
- Thuốc Sacituzumab Govitecan-hziy
- Thuốc Soltamox (Tamoxifen Citrate)
- Thuốc Talazoparib Tosylate
- Thuốc Talzenna (Talazoparib Tosylate)
- Thuốc Tamoxifen Citrate
- Thuốc Taxotere (Docetaxel)
- Thuốc Tecentriq (Atezolizumab)
- Thuốc Tepadina (Thiotepa)
- Thuốc Thiotepa
- Thuốc Toremifene
- Thuốc Trastuzumab
- Thuốc Trastuzumab and Hyaluronidase-oysk
- Thuốc Trexall (Methotrexate Sodium)
- Thuốc Trodelvy (Sacituzumab Govitecan-hziy)
- Thuốc Tucatinib
- Thuốc Tukysa (Tucatinib)
- Thuốc Tykerb (Lapatinib Ditosylate)
- Thuốc Verzenio (Abemaciclib)
- Thuốc Vinblastine Sulfate
- Thuốc Xeloda (Capecitabine)
- Thuốc Zoladex (Goserelin Acetate)
Thuốc điều trị ung thư vú tại Nhà Thuốc Online OVN
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Website Nhà thuốc OVN. Học vấn:
Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011)
Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013).
Qua trình làm việc và công tác:
2012 – 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai.
2014 – Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa.
Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website nhathuoconline.org.
Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.
Em di sieu am hai lan key qua khong co gi vary la co chac chan Chua vac si ’em sieu am tai binh viem ‘co Loai thuoc nao uong De phuong ching u buoy khong