Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi và thông tin cần quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trong liệu trình điều trị ung thư phổi thì quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi cũng đóng góp một phần hết sức quan trọng giúp bệnh nhân sống lâu hơn và cải thiện tình trạng sức khỏe. Sau đây, Nhà thuốc Online OVN sẽ mang đến bạn những thông tin quan trọng khi chăm sóc chăm sóc người bệnh ung thư phổi.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi

Trong quá trịnh điều trị ung thư phổi sẽ dẫn đến nhiều chuyển biến xấu ảnh hưởng đến cả về sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Chính vì thế việc chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong điều trị cũng như sự phục hồi của người bệnh.

cham-soc-benh-nhan-ung-thu-phoi-tai-nha
Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi tại nhà

Trước tin bạn cần nhận định tình trạng người bệnh và quan sát, theo dõi những thay đổi trên người bệnh. Nếu người bệnh có ho khan hay ho có đờm, quan sát màu sắc, tính chất của đờm.

Người bệnh có chán ăn hoặc thích ăn món gì. Kiểm tra tình trạng người bệnh có khó thở không? ho có đờm lẫn máu, đau ngực, tức ngực…

Điều trị giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nhân ung thư phổi

Ở các giai đoạn đầu của ung thư phổi gần như không xuất hiện quá nhiều các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, giai đoạn cuối của ung thư phổi cũng là lúc cơ thể người bệnh diễn ra nhiều sự biến đổi phức tạp do khối u đã di căn nhiều nơi.

Trong giai đoạn này sức khỏe người bệnh rất yếu và xuất hiện thêm nhiều biểu hiện, triệu chứng rất đáng lo ngại.

Rối loạn về hô hấp: ho, khó thở

 Khi ở giai đoạn cuối người bệnh ung thư phổi có thể ho không ngừng, khó thở do khối u ung thư phổi di căn và chèn ép tới các bộ phận xung quanh.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các triệu chứng thở nhanh, thở gấp, khạc ra máu. Khi rơi vào tình trạng này người nhà có thể áp dụng các biện pháp sau như:

  • Nhắc nhở bệnh nhân uống đủ nước.
  • Khi bệnh nhân ho mãi không dứt cần đưa ngay tới khám bác sỹ và tuân thủ phương pháp điều trị ho theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh những ảnh hưởng của triệu chứng này tới sức khỏe người bệnh.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân (đầu kê gối cao) giúp họ cảm thấy dễ chịu, đỡ khó thở, tránh bị sặc.
  • Nếu bệnh nhân khó thở gia đình sử dụng đến các dịch vụ lắp đặt bình thở oxy sử dụng tại nhà để giúp quá trình hô hấp của bệnh nhân không bị gián đoạn.

Giảm đau cho người bệnh

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối các cơn đau sẽ xuất hiện với liên tục với cường độ mạnh và kéo dài hơn. Chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.

ung-thu-phoi-gay-cac-con-dau-se-xuat-hien-voi-lien-tuc-voi-cuong-do-manh-va-keo-dai-hon
ung thư phổi gây các cơn đau sẽ xuất hiện với liên tục với cường độ mạnh và kéo dài hơn

Để giúp người bệnh thoải mái hơn người thân của bệnh nhân có thế trao đổi với bác sỹ về cách giảm đau cho bệnh nhân để bác sỹ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý. Một số thuốc có thể được sử dụng khi bị đau như:

  • Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: paracetamol, ibuprofen, aspirin,… khi người bệnh bị đau nhẹ.
  • Các loại thuốc giảm đau trung ương mạnh như: morphin và các dẫn xuất của morphin khi bệnh nhân bị đau nghiêm trọng.
  • Một số thuốc hỗ trợ giảm đau khác như: thuốc chống trầm cảm (elavil, pamelor, norpramin), corticosteroid…

Những loại thuốc này, người nhà và bệnh nhân không nên tùy ý sử dụng mà phải theo sự chỉ định của bác sỹ.

Chăm sóc về mặt tinh thần

Người mắc bệnh ung thư phổi thường sẽ có cảm giác tự trách bản thân, tức giận, hối hận, tội lỗi và xấu hổ.

Ngay cả người nhà của bệnh nhân có thể cũng cần phải vượt qua sự kỳ thị này và hành động bênh vực cho người thân của họ.

Chính vì thế cả bệnh nhân và người thân đều cần có cách nhìn khách quan hơn về cản bệnh này. Nhiều dẫn chứng cho thấy tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định sẽ góp phần giúp người bệnh ung thư phổi sống lâu hơn, vui vẻ hơn.

Người thân nên khuyến khích bệnh nhân tập luyện thể theo với cường độ vừa phải như đi bộ, Yoga,… Việc thiền định cũng giúp cho tinh thần bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và ăn uống của bệnh nhân

Ngoài việc chăm sóc về tinh thần và thể chất thì chế độ ăn uống của người ung thư phổi cũng nên được lưu ý đến.

Người thân bệnh nhân nên đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với chế độ ăn giàu đạm, tăng calo, nhiều vitamin. Chia nhỏ nhiều bửa ăn trong ngày, nên chế biết thức ăn lỏng dễ tiêu như: cháo thịt, súp, sữa, hoa quả… vì ăn uống quyết định một phần vào trong liệu pháp điều trị của bác sĩ.

benh-nhan-mac-benh-ung-thu-phoi-can-chia-nho-nhieu-bua-an-trong-ngay
bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi cần chia nhỏ nhiều bửa ăn trong ngày

Đặc biệt nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin. Khi bị ung thư phổi, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại sữa ít béo, cải xanh, cải lá, rau bina, cà chua, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh… bởi chúng giúp làm giảm tốc độ phát triển của bệnh.

Bệnh nhân cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị hao hụt do thuốc điều trị ung thư và sự thay đổi chuyển hoá trong cơ thể.

Cần kiêng đồ cay như tiêu, ớt, bột cari, rượu, kiêng đồ ngậy béo như lạc, hồ đào, đồ hun nướng… Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bệnh ung thư phổi nên ăn gì.

Khuyến cáo

Bệnh nhân không được hút thuốc lá, uống rượu, không tiếp xúc khói bụi. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vận động, xoa bóp, tập thể dục hợp lý. Vệ sinh thân thể. Chế độ ăn uống ăn kiêng dầu mỡ, thực phẩm có mùi vị đậm.

Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư vú và những thông tin quan trọng

Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối:

  • Sức khỏe của bệnh nhân quá yếu, không thể thực hiện bất kỳ điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…
  • Bệnh nhân đã trải qua điều trị ung thư nhưng các liệu pháp điều trị ngưng phát huy hiệu quả, khối u không thể kiểm soát được nữa.
  • Bệnh nhân có mong muốn được chăm sóc tại nhà và được sự đồng ý cũng như hỗ trợ, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đòi hỏi những hiểu biết nhất định về tình trạng bệnh nhân, cách hỗ trợ chăm sóc y tế cũng như về mặt dinh dưỡng, tinh thần.

Thuốc điều trị ung thư phổi được FDA chấp thuận

Thuốc Geftinat 250mg Gefitinib điều trị ung thư phổi

Thuốc Geftinat 250mg với thành phần hoạt chất chính Gefitinib thuộc về một nhóm thuốc chống ung thư. Nó là một chất ức chế tyrosine kinase hóa trị thuốc dùng để điều trị ung thư phổi.

Gefitinib là một liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiên tiến tại địa phương hoặc di căn, sau thất bại của cả pháp trị liệu hóa.

Thuốc Tarceva 150mg Erlotinib điều trị ung thư phổi

Thuốc ung thư phổi tarceva chứa hoạt chất Erlotinib được sử dụng điều trị ung thư can thiệp vào sự phát triển của các tế bào ung thư và làm chậm sự lây lan của chúng trong cơ thể.

Thuốc được sử dụng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ hoặc ung thư tuyến tụy đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn).

Chất Erlotinib là chất ức chế thụ thể tyrosine kinase có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng biểu bì. Erlotinib, được bán dưới tên thương hiệu Tarceva.

Thuốc Iressa 250mg Gefitinib điều trị ung thư phổi

Thuốc iressa 250mg chứa hoạt chất Gefitinib ngăn chặn một protein gọi là “thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì” (EGFR). Protein này có liên quan đến sự tăng trưởng và lan rộng của các tế bào ung thư.

Thuốc điều trị đích iressa còn được sử dụng để điều trị cho người lớn bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư này là một bệnh trong đó các tế bào ung thư ác tính hình thành trong các mô của phổi.

Bên trên là các thông tin về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi mà người thân cần quan tâm và biết đến. Mọi thắc mắc cần được tư vấn bạn có thể bình luận trong bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn một cách cụ thể.

Nhóm biên tập Nhà thuốc Online OVN

Sản phẩm thuốc điều trị ung thư phổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777089225Chat NhaThuocOnline