Chế độ ăn cho người ung thư và bệnh nhân ung thư nên ăn gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Quá trình điều trị ung thư thường kéo dài trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm và gây ra cho bệnh nhân những tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe. Chính vì thế, một chế độ ăn cho người ung thư và danh sách thực đơn dành cho người bệnh ung thư là hết sức cần thiết.

Ngay sau đây hãy cùng Nhà thuốc Online OVN tìm hiểu về chế độ ăn của người ung thư, người bệnh ung thư nên ăn gì, không nên ăn gì? Tại bài viết này.

Chế độ ăn cho người ung thư

Chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ góp phần cải thiện sức khỏe ch0 bệnh nhân ung thư, bên cạnh đó còn gia tăng sức đề kháng cho cơ thể nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.

Đa số các trường hợp bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng do nhiều yếu tố như: chán ăn, thay đổi khẩu vị hay các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị gây ra. Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều vấn đề khiến cho quá trình điều trị kéo dài hơn thậm chí là không đạt kết quả.

che-do-an-cho-nguoi-ung-thu
Chế độ ăn cho người ung thư – Nguồn Internet

Vì thế, bệnh nhân ung thư nên tăng cường bổ sung thêm các nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm, cũng như chất lỏng, nhất là những loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng, nước ép, sữa hoặc thức ăn nghiền. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cần có trong cho bệnh nhân ung thư:

Chế độ ăn giàu chất đạm

Chất đạm là một trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh hấp thụ các loại chất đạm có nguồn gốc từ các loại thịt đỏ mà thay vào đó là các loại thịt trắng như: thịt gà, cá,…

Chất đạm cung cấp cho cơ thể bệnh nhân đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên cân bằng hấp thụ giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.

Chế độ ăn chứa tinh bột

Không phải bất kỳ loại tinh bột nào cũng có loại cho sức khỏe của người ung thư; việc bổ sung tinh bột ở đây chính là các loại tinh bột có nguồn gốc từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, như: hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn.

Bên cạnh đó nên hạn chế các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều đường đơn, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ.

Chế độ ăn có chất béo tốt

Chất béo trong cơ thể người được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo xấu khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol, dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.

Người thân bệnh nhân ung thư cần đảm bảo người bệnh không hấp thụ hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.

Chế độ ăn rau quả

Rau củ quả là một nguồn thực phẩm mang đến nhiều giá trị sức khỏe nhất cho bệnh nhân. Chúng không chỉ cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh.

Chế đố ăn uống sau khi xạ trị, hóa trị

Các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị thường gây ra cho bệnh nhân nhiều tác hại đến sức khỏe như ở đầu và cổ có thể bị khô miệng do giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đối với những trường hợp này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước hoặc đồ ăn mềm, ví dụ như bún, phô mai, sữa, mỳ, miến, bột ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn đồ tráng miệng được ướp lạnh.
  • Súc miệng ít nhất 4 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường.

Việc bổ sung nước cũng hết sức quan trọng, người bệnh cần uống đủ từ 8-12 cốc nước trong một ngày, chẳng hạn như nước ép hoa quả, sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều nước.

Khi bị ung thư không nên ăn gì ?

Việc nắm được các loại thực phẩm cần nên tránh đối với người bệnh ung thư sẽ giúp cho người thân dễ dàng chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp, sau đây là những nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư không nên ăn.

Kiêng ăn các loại thịt đỏ

Thịt đỏ luôn là nhóm thực phẩm cần tránh xa ngay từ đấu đối với tất cả các bệnh ung thư. Chúng là những loại thực phẩm có cấu trúc phức tạp, khó hấp thụ và tiêu hóa mà bệnh nhân ung thư cần hạn chế ăn.

kieng-an-cac-loai-thit-do
Kiêng ăn các loại thịt đỏ – Nguồn Internet

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt lợn… là những loại thực phẩm có cấu trúc phức tạp, khó hấp thụ và tiêu hóa do cần nhiều enzyme để thủy phân. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

Tránh xa các chất loại đồ uống kích thích như: rượu bia, cà phê

Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích sẽ là ảnh hưởng không chỉ đến hệ tiêu hóa, thần kinh mà còn làm giảm tác dụng của quá trình điều trị ung thư.

Không phải bất kỳ loại rau nào cũng ăn được?

Các loại rau được trồng dưới nước như rau muống nước, rau cần,… rất dễ bị nhiễm độc do môi trường sông ngòi thường bị nhiễm bẩn, kim loại nặng. Hay một số loại rau như rau má vì có thể gây chảy máu và triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng cần hết sức lưu ý.

Đồ ăn có gia vị chua, cay nóng

Đối với bệnh nhân ung thư đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa thì đồ ăn cay nóng chính là “ đại kỵ”; chúng dễ làm kích ứng các vết loét, làm trầm trọng tình trạng bệnh hơn.

Người bị ung thư nên ăn gì?

Như ở mục chế độ ăn uống đã đề cập đến các loại thực phẩm cần có thì ở ngày phần này Nhà thuốc Online OVN sẽ nói rõ hơn đề bệnh nhân ung thư cũng như thân nhân có thể nắm bắt được đâu là thực phẩm người bệnh ung thư nên ăn.

Bổ sung đạm

Thịt mang đến cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Đặc biệt, ở bệnh nhân ung thư cần tránh xa các loại thịt đỏ mà thay vào đó là các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm. Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Chất béo có lợi cho sức khỏe

Cách loại chất béo tốt đặc biệt là Omega-3 sẽ mang đến nhiều loại ích cho sức khỏe bệnh nhân. Một số thực phẩm cung cấp nguồn chất béo tốt như: bơ, phô mai, socola đen, trứng, cá, hạt chia, dầu oliu,…

chat-beo-co-loi-cho-suc-khoe
Chất béo có lợi cho sức khỏe – Nguồn Internet

Ăn nhiều rau, củ, quả

Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

6 loại thực phẩm vàng cho người ung thư

Các loại quả mọng

Quả mọng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng có đặc tính chống oxy hóa giúp làm giảm sự phát triển của các gốc tự do (nguyên nhân gây lão hóa và ung thư) và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư.

Một số loại quả mọng mà cho bạn có thể sử dụng hàng ngày là: dưa hấu, mâm xôi, việt quất…

Cà rốt

Cà rốt một loại thực phẩm thường thấy hàng ngày lại mang đến hiệu quả phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Cà rốt có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin K, vitamin A, các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, loài củ này cũng chứa hàm lượng lớn beta – cartotene, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể ngăn ngừa một số loại ung thư.

Táo – siêu thực phẩm cho người bệnh ung thư

Trong táo có chứa polyphenol phloretin một chất thể ức chế một protein gọi là glucose vận chuyển 2 (GLUT2). Loại protein này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào giai đoạn tiến triển trong một số loại ung thư.

Do vậy, ăn táo thường xuyên cũng là một cách ức chế đáng kể sự phát triển của các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường xung quanh.

tao-sieu-thuc-pham-cho-nguoi-benh-ung-thu
Bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều táo – Nguồn Internet

Các loại cá

Cá béo (fatty fish) bao gồm các loại như: cá hồi, cá thu và cá cơm, rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như vitamin B, kali và axit béo omega-3.

Một nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều cá nước ngọt có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 53% so với những người ít cá nước ngọt.

Các loại đậu

Các loại đậu đặc biệt là đậu Hà Lan và đậu lăng chứa hàng lượng chất xơ rất cao, nhờ đó làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư ở người bệnh.

Những người ăn chế độ ăn nhiều chất xơ có khả năng mắc ung thư vú thấp hơn 20% so với những người không bổ sung đủ lượng chất xơ hàng ngày.

Các loại rau họ cải

Chất sulforaphane có trong các loại cải một hợp chất thực vật có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, sulforaphane ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích sự chết của tế bào trong các tế bào ung thư đại trực tràng

Ngoài ra các loại rau họ cải, như bông cải xanh, súp lơ và cải xoăn, chứa các chất dinh dưỡng rất quý giá bao gồm vitamin C, vitamin K và mangan giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống nhiễm trùng có thể gặp phải ở những bệnh nhân ung thư.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư

Bên trên là các kiến thức về chế độ ăn uống, các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với bệnh ung thư. Thì ngay sau đây Nhà thuốc Online Ovn sẽ gợi ý cho bạn 6 món ăn cần có trong thực đơn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư.

Canh sườn lợn nấu súp lơ

Nguyên liệu: 300g sườn lợn, ¼ súp lơ trắng, 1 súp lơ xanh, hành lá, rau ngò, gia vị.

Chế biến:

Sườn sau khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước rồi chần qua nước sôi để làm sạch. Súp lơ bạn làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn rồi ngâm với nước muối pha loãng. Hành lá, rau ngò làm sạch bẩn và rửa với nước, thái nhỏ.

Bạn cho sườn đun sôi cùng nước, tới khi sườn sôi thì đun nhỏ lửa để sườn non ra nước ngọt. Sau đó cho súp lơ đã chuẩn bị vào nồi và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Tiếp tục nấu chín khoảng 5-6 phút cho lơ chín.

canh-suon-lon-nau-sup-lo-thuc-don-cho-nguoi-ung-thu
Canh sườn lợn nấu súp lơ – Nguồn Internet

Lợi ích:

Các loại rau cải nói chung và súp lơ nói riêng rất giàu beta carotene, khoáng chất, lutein, zeaxanthin, folate, và các vitamin C, E, và K.

Đặc biệt, chất sulforaphane có trong súp lơ đã được chứng minh có vai trò tăng cường enzym trong cơ thể đồng thời loại bỏ nhanh các chất độc hại gây ung thư ở cơ thể con người.

Canh cá nấu cà chua nâng cao đề kháng cơ thể

Nguyên liệu:

Cá trắm cỏ 300g, 2 quả cà chua, hành, gừng và gia vị.

Chế biến:

Cá đem mổ sạch, cắt thành khúc nhỏ. Cà chua làm sạch thái hình múi cau. Cho cá ướp cùng gừng, rượu, muối vào xoa và ướp khoảng 15 phút.

Bắc chảo lên bếp và cho dầu ăn đun nóng già thì cho cá vào chiên. Tới khi cá chuyển sang màu vàng thì cho cà chua xào đều, cho nước vừa ăn đun tới khi sôi thì chuyển lửa nhỏ, cho cá vừa chiên vào đun tiếp khoảng 5-10 phút. Thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức cùng gia đình.

Lợi ích:

Sử dụng thịt trắng như thịt từ cá sẽ mang đến nhiều acid amin có loại cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại trái cây mang  màu đỏ, căng và có vị ngọt như cà chua thường chứa chất lycopene, chất giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Bên cạnh đó, chất carotenoid có trong cà chua giúp hạn chế sự phát triển các khối u ở bệnh nhân ung thư.

Cháo thịt nạc, tiết ngỗng, nấm rơm

Nguyên liệu: 100g tiết ngỗng, 50g nấm rơm, 50 thịt nạc, gạo tẻ 50g, gừng, hành.

Chế biến:

Thịt nạc băm nhỏ rồi ninh nhừ với cháo. Cho nấm rơm, huyết ngỗng nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Thực hiện cho thêm hành, gừng vào trộn đều để món ăn thêm ngon.

Lợi ích:

 Món ăn này mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho bệnh nhân ung thư. Từ đó giúp cải thiện thể lực, đề kháng ở bệnh nhân. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao với những người đã trải qua hóa trị, xạ trị.

Cháo hạt ý dĩ, củ ấu, hạt sen

Nguyên liệu: 50g gạo tẻ. 50g hạt sen, ý dĩ 15g, 50g củ ấu. Các nguyên liệu trên bạn thực hiện bỏ vỏ, làm sạch sau đó cho vào nồi ninh tới khi nhừ.

chao-hat-y-di-cu-au-hat-sen
Cháo hạt ý dĩ, củ ấu, hạt sen – Nguồn Internet

Lợi ích:

Món ăn này hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt, nhất là ở bệnh nhân mắc ung thư thực quản. Ý dĩ vốn có tác dụng kiện tỳ, loại bỏ nhanh độc tố trong cơ thể.

Trong khi đó, củ ấu có tác dụng giảm suy nhược cơ thể, hạn chế tình trạng cơ thể mệt mỏi. Hạt sen có công dụng hiệu quả trong việc bổ hư dưỡng thần.

Cháo gà long nhãn

Nguyên liệu: 200g hạt sen, 16g long nhãn, đào nhân 10g, 20g ý dĩ, gạo tẻ 50g, hành, gừng.

Chế biến:

Gà làm sạch, ninh nhừ các nguyên liệu tới khi thành cháo thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi bắc nồi khỏi bếp thì thực hiện trộn hành gừng vào.

Lợi ích:

Thịt gà thuốc nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh ung thư. Còn Ý dĩ loại bỏ độc tố ở ngũ tạng trong khi long nhãn giúp hư dưỡng thần. Đào nhân hỗ trợ hoạt huyết, nhuận táo, hỗ trợ đường ruột cho bệnh nhân ung thư hiệu quả.

Bên trên là thông tin về chế độ dinh dưỡng, ăn uống cũng như là nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với bệnh nhân ung thư mà Nhà thuốc Online OVN đã tham khảo và tổng hợp lại. Mọi thắc mắc quý đọc giả có thể bình luận ngay bên dưới bài viết này.

Nhóm biên tập Nhà thuốc Online OVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777089225Chat NhaThuocOnline