Thuốc Ameflu được sử dụng điều trị các bệnh ho & cảm. Bạn cần biết giá thuốc Ameflu bao nhiêu? Bạn chưa biết Ameflu bán ở đâu? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Cùng Nhà thuốc Online OVN tìm hiểu qua bài viết này.
Thuốc Ameflu là thuốc gì?
Tên gốc là Acetaminophen, Ameflu thuộc phân nhóm thuốc ho & cảm bao gồm các thành phần chính như sau:
- Guaifenesin: làm long đờm, trơn đường hô hấp bị kích thích.
- Dextromethorphan: có công dụng giảm ho và các triệu chứng trên đường hô hấp.
- Acetaminophen (paracetamol): có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
Cơ chế hoạt động thuốc: tác động lên khu điều nhiệt của não để giúp giảm các triệu chứng đau.
Có thể bạn quan tâm:
Thuốc Sibelium: Công dụng, liều dùng & cách dùng
Thuốc Ultracet: Công dụng, liều dùng & cách dùng
Thông tin thuốc Ameflu
Mỗi viên nén dài bao phim chứa, Hoạt chất:
- Acetaminophen….……………….500mg.
- Guaifenesin………………………200mg.
- Phenylephrin HCl………………..10mg.
- Dextromethorphan HBr…………..15mg.
Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, natri starch glycolat, silic oxid dạng keo khan, magnesi stearat, talc, acid citric khan, dicalci phosphat khan, opadry yellow AMB.
Nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt
Dạng bào chế và đóng gói:
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng thành hộp.
- Mỗi hộp sản phẩm gồm 10 vỉ x 10 viên.
- Số đăng ký thuốc: VD-10286-10.
Dược lực học của thuốc Ameflu như thế nào?
Acetaminophen là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau bằng cách ngăn chặn sự phát sinh xung động gây đau ở ngoại vi. Thuốc có tác dụng hạ sốt bằng cách ức chế trung khu điều nhiệt vùng dưới đồi.
Guaifenesin là một thuốc long đờm, có tác động thúc đẩy hoặc làm dễ dàng sự loại bỏ các chất bài tiết từ đường hô hấp.
Phenylephrin hydrochlorid là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha1 adrenergic, gây co mạch, giảm sung huyết mũi và xoang.
Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho, tác dụng lên trung tâm ho ở hành tủy. Thuốc không có tác dụng giảm đau và ít tác dụng an thần.
Dược động học của thuốc Ameflu ra sao?
Acetaminophen được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được đạt được khoảng 30-60 phút sau khi uống. Acetaminophen được phân bố trong hầu hết trong các mô của cơ thể. Acetaminophen qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.
Gắn kết với protein huyết tương không đáng kể với nồng độ điều trị thông thường nhưng gắn kết sẽ tăng khi nồng độ tăng. Thời gian bán hủy của Acetaminophen thay đổi từ khoảng 1 đến 3 giờ. Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid (60-80%) và liên hợp sulphat (20-30%). Dưới 5% được bài tiết dưới dạng Acetaminophen không đổi. Một phần nhỏ (dưới 4%) được chuyển hóa thông qua hệ thống cytochrom P450.
Guaifenesin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa và sau đó được thải trừ qua nước tiểu.
Phenylephrin hydrochlorid được hấp thu bất thường qua đường tiêu hóa và trải qua quá trình chuyển hóa giai đoạn đầu ở ruột và gan nhờ enzym monoamine oxidase. Phenylephrin được thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu.
Dextromethorphan hydrobromid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và thuốc có tác dụng trong vòng 15 – 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài xuất qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl bao gồm dextrophan, mà cũng có tác dụng giảm ho.
Liều dùng Ameflu như thế nào
Người bệnh cần tham khảo tư vấn về tình trạng sức khỏe và các vấn đề đang gặp để có liều dùng thích hợp nhất.
Liều dùng thuốc Ameflu siro cho trẻ em
- Với trẻ em dưới 4 tuổi: cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới dùng thuốc.
- Với trẻ nhỏ từ 4 – 5 tuổi: uống 5ml/ lần, chia làm 4 – 5 lần uống trong ngày. Chú ý mỗi liều cách nhau 4 tiếng đồng hồ trong giờ và không được dùng quá 5 lần trong một ngày.
- Với trẻ em từ 6 – 11 tuổi: uống mỗi 10ml/lần và cũng dùng với tần suất tương tự.
Liều dùng thuốc Ameflu dạng viên ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Uống từ 1 – 2 viên/ lần.
- Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
- Không dùng Ameflu quá 7 ngày.
Nếu không có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
Cách dùng thuốc Ameflu
Người bệnh có thể uống thuốc này cùng hoặc không cùng đồ ăn cũng được. Tùy thuộc vào dạng bào chế, mà người bệnh cần nghiên cứu thông tin trên bao bì để có cách dùng phụ hợp nhất.
Với dạng viên nén
- Người bệnh nên uống thuốc trực tiếp với một ly nước đầy.
- Nếu không có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không uống thuốc cùng với nước ép trái cây hoặc sữa .
- Không được nghiền, bẻ hoặc pha loãng thuốc để tránh tình trạng hàm lượng thuốc hấp thu tăng lên, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Với dạng thuốc siro
- Dùng riêng cho đối tượng trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi.
- Phụ huynh cần sử dụng dụng cụ đo lường trong y tế để lấy thuốc để đảm bảo trẻ uống thuốc đủ liều lượng chỉ định.
- Cần theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của bé trong quá trình dùng thuốc.
Công dụng của Ameflu
Ameflu thuộc loại thuốc giảm đau, hạ sốt, có thành phần chính là Acetaminophen (Paracetamol). Thuốc cảm cúm Ameflu hiện nay được chia làm 2 loại là Ameflu ban ngày và Ameflu ban đêm.
Tuy nhiên, công dụng của chúng đều giống nhau như sau:
Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, chảy mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho, đau rát cổ viêm họng, nhức đầu, đau mình, và sốt do cảm lạnh, sốt rơm (sốt mùa hè) hay các chứng dị ứng của đường hô hấp trên.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Ameflu
- Bệnh nhân được biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO (xem phần tương tác thuốc).
- Bệnh nhân có bệnh mạch vành và cao huyết áp nặng.
- Thiếu hụt G6DP.
- Bệnh nhân bị suy gan nặng.
- Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thận trong khi sử dụng thuốc Ameflu
Ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
- Có các triệu chứng mới.
- Đỏ da hoặc sưng phù.
- Cơn đau, sung huyết mũi, hoặc ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
- Sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
- Cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ.
- Ho tái phát hoặc có kèm theo sốt, phát ban da hoặc nhức đầu kéo dài.
- Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.
- Liên quan đến vitamin C: không dùng liều cao vitamin C vượt quá 1g/24 giờ.
- Do tác dụng kích thích nhẹ, không nên dùng thuốc vào cuối ngày (buổi tối).
Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú:
Trong Ameflu gồm có: Acetaminophen, Guaifenesin, Phenylephrin hydroclorid và Dextromethorphan HBr.
Theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) tại Mỹ đã đề xuất các mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai: A, B, C, D, X sắp xếp theo nguy cơ tăng dần.
Acetaminophen nằm trong nhóm B, cho thấy dù chưa có những nghiên cứu chi tiết nhưng đối với động vật mang thai thì thuốc không gây nguy hại lên bào thai. Với nghiên cứu có kiểm soát ở người dùng mang thai thì thuốc cũng chưa cho thấy nguy hại gì.
Guaifenesin, Phenylephrin hydroclorid và Dextromethorphan HBr thì thuộc nhóm C, cho thấy nghiên cứu trên động vật có hại đối với bào thai. Ở người thì chưa có nghiên cứu cụ thể. Người dùng cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi và hại.
Phụ nữ đang có thai nên đi khám thai để được tư vấn cụ thể về loại thuốc này và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Tất nhiên, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
- Nhưng nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
- Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ của thuốc Ameflu
Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Cần chủ động thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện. Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Mệt mỏi;
- Đỏ bừng;
- Nhức đầu;
- Chóng mặt;
- Bồn chồn;
- Khó ngủ;
- Lo lắng;
- Yếu sức.
Tác dụng phụ ít gặp:
- Phát ban;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Nổi mề đay;
- Suy thận;
- Thiếu máu;
- Tăng huyết áp;
- Ảo giác;
- Hoang tưởng.
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Rối loạn tiêu hóa;
- Thay đổi hành vi;
- Suy hô hấp;
- Viêm cơ tim;
- Vàng da;
- Đau dạ dày;
- Co giật.
Các tác dụng phụ thông thường ít gây ra nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, tác dụng phụ ít và hiếm gặp có thể gây tổn thương các cơ quan bên trong cơ thể và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thuốc Ameflu có thể tương tác với những thuốc nào?
- Không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế men monoamino oxidase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO.
- Các thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen trên gan.
- Dùng đồng thời Phenylephrin với các amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm có thể làm gia tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch.
- Phenylephrin có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc chẹn beta và các thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm Debrisoquin, Guanethidin, Reserpin, Methyldopa). Rủi ro về tăng huyết áp và các tác dụng không mong muốn về tim mạch có thể được gia tăng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptylin, Imipramin): có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch của Phenylephrin.
- Dùng đồng thời Phenylephrin với alkaloid nấm cựa gà (Ergotamin và Methysergid): làm tăng ngộ độc nấm cựa gà.
- Dùng đồng thời Phenylephrin với Digoxin: làm tăng rủi ro nhịp đập tim không bình thường hoặc đau tim.
- Dùng đồng thời Phenylephrin với Atropin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ do Phenylephrin gây ra.
- Dùng đồng thời Dextromethorphan với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cuờng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này.
- Quinidin ức chế cytochrom P450 2D6, làm tăng nồng độ Dextromethorphan trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của Dextromethorphan.
Các dạng thuốc Ameflu
Thuốc Ameflu Daytime
Đây là thuốc trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt thông thường, không gây buồn ngủ. Thành phần chính bao gồm Dextromethorphan 15mg, Paracetamol 500mg, Phenylephrin 10mg cùng với Guaifenesin 200mg.
Siro Ameflu Daytime
Ameflu dạng uống có thành phần chính gồm Dextromethorphan 5mg, Paracetamol 160 mg, Phenylephrine 2.5mg. Ở dạng này hàm lượng các thành phần đã giảm đi nhiều để phù hợp với trẻ em.
Sản phẩm được đóng thành chai 60ml dạng uống nên uống trực tiếp với liều lượng theo chỉ định.
Thuốc Ameflu Daytime +C
Ở dạng thuốc này thành phần tương tự như dạng Daytime nhưng được bổ sung thêm thành phần vitamin C hàm lượng 100mg, giúp chống các chất oxy hóa mạnh, bảo vệ da hiệu quả.
Không dùng Ameflu Daytime +C cho trẻ dưới 6 tuổi.
Thuốc Ameflu Night Time
Một dạng khác của Ameflu với thành phần Chlorpheniramine 4mg, Dextromethorphan 15mg, Paracetamol 500mg và Phenylephrine 10mg.
Dạng Night Time có 2 dạng là dạng viên (người lớn) và siro (trẻ em).
Dạng viên Ameflu Night Time có thành phần hơi khác so với dạng Daytime nhằm dùng cho đối tượng cần liều lượng cao hơn, chỉ phù hợp với đối tượng người lớn, không dành cho trẻ em.
Siro Ameflu Night Time
Ameflu Siro Ban Đêm dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Thành phần ở dạng này đã bị giảm hàm lượng đi khá nhiều để phù hợp với trẻ em.
Thành phần: Clorpheniramin 1mg, Paracetamol 160 mg, Phenylephrine 2.5mg.
Siro Ameflu hương dâu
Dạng đặc biệt được thiết kế phù hợp cho trẻ em với liều lượng vừa đủ, hương dâu dễ uống cho trẻ.
Thành phần: Chlorpheniramine 1mg, Dextromethorphan 5mg, Paracetamol 160 mg, Phenylephrine 2.5mg.
Thuốc Ameflu giá bao nhiêu?
- Giá thuốc Ameflu siro: thuốc dạng siro – dung tích 30ml và 60ml. Giá thành dao động từ 20 – 30.000 đồng.
- Giá thuốc Ameflu ban ngày (Ameflu day time): hộp có màu vàng cam, thuốc dạng viên nén. Giá thành dao động từ 80 – 90.000 đồng.
- Giá thuốc Ameflu ban đêm (Ameflu night time): hộp có màu xanh dương, thuốc dạng viên nén. Giá thành dao động từ 80 – 90.000 đồng.
Cách bảo quản thuốc Ameflu
- Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Bạn không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
- Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
- Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
Hình ảnh tham khảo thuốc Ameflu
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Đọc giả chỉ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho bạn, Nhà Thuốc Online OVN từ chối trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.
Tham vấn y khoa Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền
Nhóm biên tập Nhà Thuốc Online OVN
Tài liệu tham khảo
- Nguồn tham khảo https://www.drugs.com/
- Nguồn tham khảo https://drugbank.vn/
Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược, nghiệp vụ dược và quản lý dược. Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền tốt nghiệp loại khá trường cao đẳng Y Dược TPHCM.
Hiện tại dược sĩ đang công tác và làm việc tại NhaThuocOnline Vietnamses Health với vai trò tham vấn y khoa và vận hành một số nhà thuốc trong hệ thống.