Thuốc Telfast được sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng. Bạn cần biết giá thuốc Telfast bao nhiêu? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Cùng Nhà Thuốc Online OVN tìm hiểu qua bài viết này.
Lưu ý với quý đọc giả bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. để điều trị một cách hiệu quả và đúng các bạn nên sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc Telfast là thuốc gì?
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast có tên gốc là Fexofenadine thuốc nhóm thuốc kháng H1. Đây là một sản phẩm dược của Công ty TNHH Sanofi Aventis tại Việt Nam và được đóng gói theo quy cách 1 vỉ x 10 viên.
Có thể bạn quan tâm:
Thuốc clorpheniramin công dụng, cách dùng và tác dụng phụ
Thuốc Fexofenadine: Công dụng, liều dùng & cách dùng
Thông tin thuốc Telfast
- Tên Thuốc: Telfast HD.
- Số Đăng Ký: VD-28324-17.
- Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Fexofenadin HCl – 180mg.
- Dạng Bào Chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng.
- Nhóm thuốc chống dị ứng (Kháng Histamin)
Thuốc Telfast HD 180Mg
- Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 180 mg.
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1.
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim.
- Hàm lượng: 180 mg.
Thuốc Telfast BD 60Mg
- Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 60 mg.
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1.
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim.
- Hàm lượng: 60 mg.
Thuốc Telfast Kids Sanofi 30Mg
- Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 30 mg.
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1.
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim.
- Hàm lượng: 30 mg.
Cơ chế tác dụng của thuốc Telfast như thế nào?
Fexofenadine hydrochloride là thuốc kháng histamine H1 không gây ngủ. Fexofenadine là chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý của terfenadine.
Thuốc Telfast có tác dụng gì?
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast thuốc hoạt động trên cơ chế ngăn chặn việc hình thành các Histamine mỗi khi cơ thể có xảy ra tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
Từ đó giúp người bệnh cải thiện một cách hiệu quả các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa rát cổ họng, ngứa mắt,…
Bên cạnh đó, thuốc còn được các bác sĩ kê cho bệnh nhân bị nổi mề đay, viêm kết mạc, bệnh chàm, dị ứng thực phẩm, phản ứng do động vật hoặc côn trùng cắn.
Ai không nên dùng thuốc?
- Chống chỉ định người bệnh trên 65 tuổi và dưới 6 tuổi
- Bị dị ứng với Fexofenadine hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Có vấn đề về gan, thận hoặc tim mạch
- Bị động kinh hoặc một vấn đề sức khỏe khác khiến bạn có nguy cơ bị co giật
- Cần phải xét nghiệm dị ứng, do Fexofenadine có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm nên bạn cần ngừng sử dụng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm
- Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú nên nói với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc telfast. Thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến trẻ nên nó chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Liều dùng và cách sử dụng Telfast như thế nào?
Liều lượng sử dụng Telfast thuốc
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyên dùng của Telfast HD 180mg là 1 viên mỗi ngày.
Người suy thận: Liều khởi đầu được khuyên dùng là 1 viên fexofenadin 60mg mỗi ngày.
Người suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều; ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.
Cách dùng thuốc viêm mũi dị ứng Telfast
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Tất nhiên, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
- Nhưng nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
- Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Những lưu ý trong khi bạn đang dùng Telfast
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Bạn dị ứng với fexofenadine hay bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý về gan, thận, tim.
Tác dụng phụ của Thuốc Telfast
Phản ứng phụ thường gặp như: đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt.
Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra là:
- Khó ngủ (chứng mất ngủ);
- Rối loạn giấc ngủ;
- Ác mộng;
- Lo lắng;
- Tim đập nhanh hoặc không đều;
- Bệnh tiêu chảy;
- Da phát ban và ngứa;
- Phát ban.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác.
Những loại thuốc khác có thể tương tác với Telfast?
Erythromycin và ketoconazol làm tăng nồng độ fexofenadin trong huyết tương nhưng không làm thay đổi khoảng QT Không có sự khác biệt về tác dụng không mong muốn được báo cáo khi các thuốc này được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp.
Thuốc kháng acid chửa nhôm và magnesi nếu dùng đồng thời với fexofenadin sẽ làm giảm hấp thu thuốc, vì vậy phải dùng các thuốc này cách nhau khoảng 2 giờ,
Không ghi nhận có tương tác giữa fexofenadin và omeprazol, | Nồng độ fexofenadin có thể bị tăng do verapamil, các chất ức chế p-glycoprotein,
Fexofenadin có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất an thần hệ thần kinh trung ương, các chất kháng cholinergic, Tránh dùng fexofenadin với rượu vì làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).
Fexofenadin có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế acetylcholoinesterase (ở thần kinh trung ương), betahistin
Fexofenadin có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), | amphetamin, các chất kháng acid, nước ép quả bưởi, rifampin.
Nước hoa quả (cam, bưởi, táo) có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin đến 36%.
Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú
Phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, nên chỉ dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: không rõ thuốc có bài tiết qua sữa hay không, vì vậy cần thận trọng khi dùng fexofenadin cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thuốc Telfast giá bao nhiêu?
Giá thuốc Telfast BD 60mg: Giá 35.000 đồng/hộp 1 vỉ x 10 viên. Giá thuốc telfast HD 180mg: Giá 80.000 đồng/hộp 1 vỉ x 10 viên.
Cách bảo quản thuốc
- Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Bạn không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
- Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
- Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Đọc giả chỉ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho bạn, Nhà Thuốc Online OVN từ chối trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.
Tham vấn y khoa Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền
Nhóm biên tập Nhà Thuốc Online OVN
Tài liệu tham khảo
Nguồn https://drugbank.vn/
Nguồn https://telfast.com.au/
Nguồn uy tín Nhà Thuốc Online OVN https://nhathuoconline.org/thuoc-telfast/
Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược, nghiệp vụ dược và quản lý dược. Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền tốt nghiệp loại khá trường cao đẳng Y Dược TPHCM.
Hiện tại dược sĩ đang công tác và làm việc tại NhaThuocOnline Vietnamses Health với vai trò tham vấn y khoa và vận hành một số nhà thuốc trong hệ thống.