Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì

5/5 - (2 bình chọn)

Trong quá trình điều trị và hồi phục đối với bệnh nhân ung thư dạ dày thì chế độ dinh dưỡng luôn là một cầu hối hết sức quan trọng nhằm giúp cho người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì? Chế độ ăn uống dinh dưỡng như thế nào là hợp lý? Xin mời quý đọc qua cùng tìm hiểu qua bài viết này của Nhà Thuốc Online OVN.

Chế độ dinh dưỡng và ăn uống đối với người bệnh ung thư dạ dày

Chế độ dinh dưỡng và nguyên tác ăn uống hợp lý sẽ giúp cho quá trình điều trị và hồi phục tốt hơn, nhanh chống lấy lại sức khỏe cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần nằm các nguyên tắc ăn uống:

  1. Bệnh nhân cần chia bữa ăn thành nhiều bữa, tối thiểu 4 bữa.
  2. Không được ăn nhiều một lúc, tránh ăn nhiều canh.
  3. Không quá nhiều chất đạm, béo hay thức ăn sống.
  4. Do dạ dày dã bị tổn thương trong quá trình điều trị thức ăn phải được nấu nhừ.
  5. Chọn thức ăn dễ hấp thu như chất bột; đường không dùng đường đơn glucose và không dùng quá nhiều một lúc.
  6. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn xong phải nghỉ ngơi thoải mái.
cac-loai-thuc-pham-benh-nhan-ung-thu-da-day-nen-an
Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn

Việc chế biến thức ăn cũng cần được lưu ý. Người bệnh cần chọn thực phẩm đa dạng, Tốt nhân nên chế biến thức ăn dạng lỏng như: cháo hoặc nghiền xay nhỏ thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một khối lượng dịch quy định.

Nên bổ sung thêm các loại vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần sẽ khiến bệnh nhân thiếu máu.

Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm với lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan

Người bệnh ung thư dạ dày cần tránh hấp thực quá nhiều chất xơ, việc sử dụng các loại thực phẩn chứa nhiều chất xơ sẽ làm dạ dày hoạt động quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị.

Tuy nhiên, Bệnh nhân vẫn cần có một lượng chất xơ cần thiệt cho cơ thể, một khuyến cáo ở đây là nên chọn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan.

Những thực phẩm nên ăn phải kể đến như:

  • Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường,đậu, mè đen,…
  • Chọn ăn các loại hoa quả ít chất xơ như loại hoa quả nấu chính và không quả không vỏ thường chứa ít chất xơ. Một số loại hoa quả chứa ít chất xơ điển hình như: táo, chuối, đu đủ,…
  • Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ thấp thường là rau củ nấu chín, rau củ mềm, rau củ không hạt và nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm tốt cho dạ dày như: khoai tây, khoai lạng, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh…

Các loại nấm

Chất polysaccharide được tìm thấy nhiều trong các loại nấm. Nó có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo…

Bên cạnh đo trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Việc bổ sung nấm vào bữa ăn của gia đình không những giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại còn tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.

cac-loai-nam-mot-trong-so-cac-loai-thuc-pham-nguoi-ung-thu-da-day-nen-an
Các loại nấm một trong số các loại thực phẩm người ung thư dạ dày nên ăn

Nghệ vàng

Từ lâu nghệ vàng đã được biết đến là một thực phẩm, vị thuốc tuyệt với trong điều trị các chứng bệnh luyên quan đến đường tiêu hóa đặc biệt là viêm loét dạ dày. Không những thế một phát hiện kỳ diệu từ công dụng của nghệ vàng chính là hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Hoạt chất chính trong nghệ chính là Curcumin, đã được các nhà nghiên cứu phát hiện có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.

Thực phẩm chứa chất Allicin

Allicin là một chất hóa học có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày, từ đó cũng giúp giảm sự phát triển ung thư dạ dày.

Hoạt chất Allicin được phát hiện có trong tỏi. Điều này có thể giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn.

allicin-co-trong-toi-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-da-day
Allicin có trong tỏi hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

Trong quá trình điều trị ung thư dạ dày bệnh nhân cần bổ sung thêm protein canxi, sắt, chất béo và calo mỗi ngày. Tất cả chúng được tìm thấy trong các nhóm thực phẩm sau:

  • Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
  • Canxi và vitamin D có trong: cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.
  • Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn.

Đậu phụ

Viêm loét dạ dạy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày, mà hung thủ chính khiếm bạn bị viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn HP. Chất isoflavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư.

Bệnh ung thư dạ dày kiêng ăn gì

Ung thư dạ dày ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế việc nên ăn gì và tránh ăn gì luôn là vấn đề cần hết sức chú ý đến; có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày như:

  • Không ăn thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
  • Tránh các loại đồ chua, cay hàm lượng axit cao, như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…
  • Đồ ăn lên men như: dưa chua, hành muối,…
  • Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
  • Ung thư dạ dày khiến bộ phần này tổn thương và hoạt động yếu về thế cần tránh những thực phẩm quá khô cứng.
  • Các loại đồ uống cồn và chất kích thích như rượu bia, café, trà.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,…
ung-thu-da-day-kieng-an-cac-loai-dua-chua-dua-muoi
ung thư dạ dày kiêng ăn các loại dưa chua, dưa muối

Giải đáp câu hỏi:

Bệnh nhân Ung thư dạ dày có ăn được tổ yến không?

Người bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng tổ yến. Cụ thể hơn các nhà khoa học đã cùng làm thực nghiệm trên 2 loại tế bào một loại là tế bào thường, một loại là tế bào đã mắc ung thư.

Kết quả cho thấy tổ yến chỉ có tác dụng tăng sinh tế bào thường, hoàn toàn không có tác dụng lên tế bào mang bệnh ung thư. Điều này khẳng định yến sào hoàn toàn an toàn với người mang bệnh ung thư.

Không những thế tổ yến còn được đề cập đến là một trong các sản phẩm mang lại nhiều tác dụng cho lợi cho cơ thế như bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

nguoi-benh-ung-thu-da-day-co-an-duoc-to-yen-khong-cac-loai-dua-chua-dua-muoi
Người bệnh ung thư dạ dày có ăn được tổ yến không?

Ung thư dạ dày có được ăn thịt bò không?

Thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi.

Mới đây nhất các nhà khoa học ĐH California (Mỹ) đã phát hiện một loại đường có trong thịt đỏ (Neu5Gc) góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Một vài nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng Neu5Gc có khối u hình thành nhiều hơn gấp 5 lần.

Trái cây nào tốt nhất cho bệnh ung thư dạ dày?

Ăn nhiều hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, anh đào và bông cải xanh vì tất cả những thực phẩm này đều là nguồn cung cấp quercetin dồi dào và giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư này.

Bên trên là bài viết bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì. Hy vọng qua bài viết ngày bệnh nhân và gia đình có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị và hồi phục.

Tham vấn y khoa Bác sĩ Trần Ngọc Anh

Nhóm biên tập Nhà Thuốc Online OVN

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777089225Chat NhaThuocOnline